Kinh nghiệm thi APS ngành Quan hệ quốc tế

Mình thi APS ngành Quan hệ quốc tế ngày 11/11/2016. Sau 1 tuần mình đã nhận được kết quả Sehr Gut. Vì ngành học của mình ít người tham gia thi, ít bài chia sẻ có thể tìm được trên mạng nên trong quá trình mình chuẩn bị cho kì thi đôi lúc cũng thấy khá hoang mang. Do đó, sau khi thi xong mình viết bài blog này để các bạn thi sau có thêm thông tin, không chỉ với ngành Quan hệ quốc tế mà còn cả các ngành thuộc khoa học xã hội nói chung.

  • Quá trình ôn thi

Vì bản chất của kì thi APS là thẩm tra trình độ và ngoại ngữ của bạn chỉ trong vòng 20 phút (10 phút thi viết+ 10 phút phỏng vấn), cho nên mình xác định không cần đọc thuộc lòng toàn bộ kiến thức mà thay vào đó là hiểu các vấn đề cốt lõi của ngành học của mình.

Mình không dành quá nhiều thời gian để học thay vào đó chọn một vài quyển sách để vừa đọc thư giãn, vừa tưởng tượng liên tưởng lại những vấn đề đã được học ở trường đại học và note thêm 1 số lí giải  của riêng mình cho vài vấn đề nổi bật.

Tài liệu ôn thi chủ yếu của mình là 2 quyển:

Global Politics–  Andrew Heywood và International Relations: The Key Concepts– Steven C Roach, Mart Griffiths, Terry O’Callaghan. 

Lúc ôn thi mình cũng chuẩn bị theo những kinh nghiệm của các anh chị đi trước: chú ý môn điểm cao nhất hoặc thấp nhất, khóa luận, dự định học ở Đức….. Nhưng lúc mình đi thi thì mấy cái này không dùng được trong hoàn cảnh của mình. Do đó các bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần cho tốt vì thực tế giám khảo có thể hỏi bất cứ điều gì họ muốn chẳng liên quan gì đến bài thi viết hay bảng điểm của bạn.

  • Quá trình thi

Bài thi viết của mình vào đề như này “Mục đích của chuyên ngành đã học, nội dung chính và những gì thu nhận được sau khi hoàn thành chuyên ngành”. Đọc xong đề mình kiểu cười ngu luôn :)))) vì thấy xa quá xa, khác quá khác với những gì mình đọc từ kinh nghiệm của các anh chị đi trước. Chẳng biết viết hết nội dung 4 năm học trong vòng 10 phút như thế nào, cũng không rõ cho đề như này thì người chấm tính chấm điểm kiểu gì.

Trong khi cùng hôm ấy, bạn mình đi thi đề thi vào cho mấy cái tổ chức quốc tế, chọn 3 cái để viết + 1 câu so sánh IO vs NGO. Đề này thì đúng tháng 5 mới thi xong luôn. Thế nên nếu ôn thi các bạn cũng nên chú ý cả đề đã thi trước đó luôn. Vì đặc thù của các ngành xã hội là không ai viết giống ai đồng thời có dở hơi mới để giấy trắng :))))

Lúc thi viết mình xác định dù sao cũng chỉ có 10 phút viết toàn bộ nội dung 4 năm học không thể được nên chắt lọc cái tinh hoa để viết thôi. Mình dành hẳn 2 phút để viết nháp. Thay vì viết đầy đủ mình chú trọng vào viết sao logic, thuyết phục và trau chuốt từ ngữ cho văn phong nó bóng bẩy bắt mắt. Chú ý dùng liên từ, cách chuyển ý, chuyển đoạn, dùng mấy từ chuyên ngành, tránh lặp từ…. Viết về mục đích chuyên ngành thì bám vào bản chất khoa học xã hội tập trung vào con người và nhằm phục vụ cho con người. Viết về nội dung thì tập trung vào  3 cấp độ nghiên cứu trong quan hệ quốc tế đồng thời các nhóm môn hỗ trợ cho việc nghiên cứu liên ngành. Còn về những gì rút ra được, cái này hoàn toàn là ý kiến cá nhân thôi, mình viết về việc học QHQT giúp mình có thể áp dụng được các quy luật, cách hiểu về xu hướng, xu thế nói chung vào đời sống cá nhân đặc biệt trong việc phát triển bản thân và tìm kiếm cơ hội như thế nào.

Sau khi thi viết xong thì mình được dẫn vào phòng 2 anh đẹp trai để thi nói. Hai anh này thì chắc nhiều bạn review lại về vẻ đẹp trai rồi nên mình không bàn ở đây :))). Hai anh cũng hiền hòa dễ chịu lắm, không khiến thí sinh căng thẳng đâu. Còn hỏi han mình xem lạnh à, có muốn uống nước không =)))). Một anh hỏi, một anh chỉ ngồi nhìn chằm chằm vào mặt mình và ghi ghi chép chép kín cả tờ giấy.

Câu hỏi thi nói của mình chẳng liên quan gì đến bảng điểm và khóa luận tốt nghiệp luôn.

  1. Vì sao lại đi thi

Mình bảo là vì t định nộp hồ sơ xin học bổng EM mà trường chủ quản nó ở Đức nên nó bắt t phải có APS nên t đi thi thôi.

Mục tiêu của t sau này làm công việc nghiên cứu đặc biệt là về mảng lí thuyết và nghiên cứu Châu Âu nên t chọn ĐỨc. Vì t biết  Đức rất mạnh về mảng này.

(sau đó chém đến việc mình thích nghiên cứu về Châu Âu như thế nào), Lúc ở trường mỗi khi có cơ hội làm research papers t đều chọn các vấn đề của châu Âu thậm chí cả khóa luận của t cũng về vấn đề này. Mình liệt kê một loạt tên đề tài ra. Đến đoạn Russia’s annexation of Crimea thì do bất đồng ngôn ngữ với từ Crimea, mình đọc là /krī-mē′ə/, mấy ông ấy đọc là Crưm nên phải viết ra giấy.

2. Bình thường nghiên cứu ở trường m đọc tài liệu bằng tiếng gì?

Tài liệu bằng tiếng Việt ở VN có nội dung hạn chế với một số lượng không nhỏ đều được dịch bằng từ tiếng Anh sang  nên t thường đọc bằng tiếng Anh. Ngành của t các môn chuyên ngành trong lúc học giáo viên đều yêu cầu đọc tài liệu tiếng Anh thậm chí có môn này môn kia học bằng tiếng Anh nữa. Đặc biệt do t rất say mê với chuyên ngành của t nên t thường tự tìm thêm để đọc, ví dụ 10 quyển sinh viên Quan hệ quốc tế cần đọc của Waltz  là t đọc hết rồi từ hổi năm 2.

3. Thường đọc tài liệu ở đâu?

Nguồn đầu tiên t tìm là từ thư viện trường, trên đó có báo chí, sách chuyên khảo, chuyên ngành… Nhưng thư viện trường t bé lắm nên t thường tìm sách ở cả Viện nghiên cứu Châu Âu nữa. Sau đó về nhà t tìm thêm tài liệu trên mạng, thường là từ google scholar. Cái nào nó cho t xem free thì xem không thì t bỏ tiền ra để mua về. Trang t yêu thích nhất là research gate, thường ở đó t tìm được tất cả mọi thứ luôn.

4. Kể tên báo, tạp chí mà m thường đọc khi làm nghiên cứu

Mình kể tên mấy trang như Foreign Affairs là nổi tiếng nhất. Nếu động đến vấn đề gì về Mỹ thì lên CNN, MSNBC, Foreign Policy…. cố gắng tìm đầy đủ góc nhìn từ 2 bên cộng hòa vs dân chủ. Với Đức thì chủ yếu đọc từ der spiegel.

5. Lúc trước m bảo m nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến châu Âu, như Nga với Crimea này, m bảo m đọc tài liệu từ các này cái kia. Nhưng nghiên cứu thì cần phải biết xem mục đích nghiên cứu là gì… bla bla (đoạn đặt câu hỏi này mình cảm giác như ông ý cố tính nói lung tung thế để đánh lạc hướng ý vì tự dưng nói nhiều với cả tông giọng lại hạ xuống để mình nghe không rõ). Thế câu hỏi nghiên cứu là gì?

Mỗi vấn đề t có một câu hỏi nghiên cứu khác nhau. Đi vào cụ thể như Nga vs Crimea ấy, câu hỏi của t là vụ ấy tác động đến kiến trúc an ninh khu vực châu Âu như thế nào. T hỏi How rồi xác định cả bài của t là miêu tả kiến trúc trước và sau vụ đó để tìm sự khác biệt.

Nói xong thì ông ấy gật gù rồi bảo thôi thế đủ rồi. M còn có câu hỏi gì nữa không?

Mình bảo m hỏi ít thế, hỏi thêm t mấy câu nữa đi.

Ông ấy hỏi thế m sang Đức định học ở chỗ nào, mình bảo ở Leipzig. Rồi ông ấy lại gật gù và bảo thôi xong rồi, cảm ơn các kiểu và tiễn ra.

Hành trình đi thi đến đó là kết thúc. Thi xong cảm giác rất là khó tả :)) chả biết đúng sai như nào, đành nhờ vào giám khảo vậy. Sau 1 tuần thì đến hôm 18/11 mình nhận được kết quả.

Chúc các bạn đi thi sau cũng may mắn như mình nhé 🙂

Chinh phục một ngôn ngữ mới

inherentlanguage

 

Học ngoại ngữ ngày nay dần trở thành nhu cầu thiết yếu với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Bản thân mình cũng rất yêu thích việc học ngoại ngữ, đặc biệt là những ngoại ngữ hiếm, ít phổ biến. Thường trong quá trình học ngoại ngữ ai cũng từng trải qua giai đoạn đầu hứng khởi, giai đoạn kế tiếp lại cảm thấy chán nản, khó khăn. Nếu không vượt qua được giai đoạn này, thường mọi người sẽ dần mất đi hứng thú, cảm thấy việc học trở nên bắt buộc và thậm chí quyết định buông xuôi. Vậy nên làm như thế nào để có thể chinh phục đến cùng một ngôn ngữ mới?

  1. Chuẩn bị trước khi học
159276704
success is target

 

Bước này rất quan trọng, nó sẽ quyết định thái độ học tập của bạn, thậm chí cả thời gian học tập.

Trước khi bắt đầu học bất cứ thứ gì mới, ngoại trừ việc xác định vì sao mình cần học, phải học; quan trọng hơn bạn nên đặt cho mình mục tiêu càng cụ thể càng tốt. Ví dụ bạn có dự định học tiếng Đức, bạn đặt mục tiêu cho mình là bằng mọi giá phải thi được B1 tiếng Đức. Điều này sẽ giúp bạn kiên trì hơn nhiều so với việc chỉ xác định mục tiêu chung chung như nói được hay viết được.

Bạn cũng nên đọc về ngôn ngữ mình muốn học. Bắt đầu từ những thứ không quá phức tạp như ngôn ngữ này là anh em cùng nhà với ngôn ngữ nào, nó được nói nhiều ở đâu, nhà văn và tác phẩm nổi tiếng, ca sĩ và bài hát nổi bật bằng ngôn ngữ này. Đây là cách để bạn tự tìm động lực cho mình, sở thích cá nhân của mình là gì thì hãy bắt đầu với nó.

Có rất nhiều thứ khiến bạn nản chí khi học một ngôn ngữ mới nhưng thực ra chỉ cần vài thứ nhỏ xíu nhưng thú vị đã giúp bạn có thêm động lực.

  1. Học như một em bé sơ sinh

14682235441

Quá trình học ngoại ngữ nhanh chóng và hiệu quả nhất là khi bạn học với một tâm thế như em bé sơ sinh. Giống như khi ta học tiếng mẹ đẻ từ khi mới sinh, ta học ngôn ngữ một cách tự nhiên và thoái mái nhất.

Cách học này không cần quá nghiêm túc, quá nhồi nhét, bạn có thể vừa học vừa chơi vừa khám phá. Học ngoại ngữ giống như hình thành một thói quen mới cho con người bạn vậy. Không có thói quen nào tự nhiên xuất hiện sau một đêm. Tất cả đều phải trải qua một thời gian dài, liên tục. Do đó, hãy chấp nhận một cách tự nhiên như em bé sơ sinh, không phải tất cả ta đều biết hay cần phải biết. Mọi thứ sẽ đến dần dần, từ từ theo cách riêng của nó.

Hãy học cách đặt câu hỏi như một em bé, vì sao gọi cây là cây, gọi trăng là trăng…. Hỏi nhưng không phải để tìm tận gốc câu trả lời. Hỏi chỉ đơn thuần là cách để làm quen với tư duy của một ngôn ngữ mới.

Hãy sống với ngôn ngữ như một đứa trẻ. Học nghe trước rồi mới đến nói, đọc, viết. Trẻ em phải dành thời gian đầu đời chỉ để nghe mọi người xung quanh nói chuyện, lặp lại các từ đơn, lặp lại những câu vô nghĩa trước rồi mới đến học đọc, học viết. Khi bạn học ngôn ngữ cũng vậy, 4 kĩ năng trên lúc nào cũng đi cùng và bổ trợ cho nhau. Tuy nhiên, giáo viên có thể dạy bạn cách nói, cách đọc và cách viết, nhưng không thể dạy được bạn cách nghe. Chỉ có sống với ngoại ngữ như một đứa trẻ, bạn mới có thể tự dạy mình cách lắng nghe.

Thường khi bắt đầu học bất cứ một ngôn ngữ gì mình thường bắt đầu bằng việc học hát bài hát của trẻ mẫu giáo, xem hoạt hình và đọc các loại truyện tranh cho trẻ từ 3-5 tuổi. Phát âm dành cho trẻ em bao giờ cũng được làm quá nên một chút, song luôn đặc biệt rõ ràng và truyền cảm. Não bộ chúng ta khó ghi nhớ khi mọi thứ cứ bình diễn ra bình thường, song lại đặc biệt ấn tượng với những gì được làm quá lên.

  1. Học cách quan sát

khampha

Học ngôn ngữ luôn bắt đầu bằng việc bắt chước. Nhưng bắt chước thế nào cho đúng không phải ai cũng biết. Giống như kĩ năng nghe, không ai dạy được bạn cách để bắt chước. Do đó, trước tiên hãy cố gắng quan sát thật tốt.

Để phát âm cho đúng, bạn nên quan sát xem miệng người bản ngữ khi nói từ đó họ tạo hình ra sao. Quan sát vị trí môi, hàm, răng và lưỡi càng chính xác bao nhiêu, bạn càng có khả năng bắt chước hoàn chỉnh bấy nhiêu.

Bạn muốn học ngữ pháp cho tốt thì càng cần quan sát. Quan sát trong lúc học ngữ pháp thì nên sử dụng cách nhìn tổng thể. Trong cả hằng hà sa số câu đơn, câu ghép, chúng có điểm gì giống nhau hay khác nhau. Những loại từ này có cách gì để nhận biết hay không. Việc quan sát này giúp bạn tiết kiệm được tư duy hơn nhiều khi gặp phải các câu mới hay câu khó. Tất nhiên loại suy nghĩ quy nạp kiểu này không thể lúc nào cũng đúng. Nhưng ít nhất chúng ta cũng dám thử và dám sai. Cũng chẳng sao cả vì cuối cùng kiểu gì bạn cũng sẽ tìm được đáp án đúng thôi.

  1. Tự nói chuyện với chính mình

self-talk

Cách này nghe hơi tự kỷ song lại cực kì hữu hiệu và thuận tiện.

Thường lúc mới học, bạn sẽ không dám giao tiếp do tự ti vì mình có thể nói sai, nói dở hay nói gở. Bạn có thể tự nói chuyện với bản thân mình trước, coi chính mình như một đối tượng để giao tiếp. Cách học tối ưu nhất của phương pháp này là bạn nhìn vào gương và nói thành tiếng. Nhưng nếu bạn ngại phải làm thế vì nhan sắc mình quá đẹp để đối diện hay giọng bạn hay quá khiến bạn cũng phải ngượng ngùng chẳng hạn, thì bạn có thể nói với bản thân bằng suy nghĩ, trong đầu mình thôi cũng được.

Bạn có thể bắt đầu bằng những câu đơn trước hoặc những mẩu chuyện đơn giản. Tùy vào các tính và sở thích của bạn thôi, có thể tự kể với mình hôm nay mình đã làm gì, tâm sự về sở thích bản thân hay tự mình khen mình hoành tráng cũng được. Nếu bạn sợ mình không có đủ từ để nói thì cố gắng gạt phăng chướng ngại đó bằng những câu chuyện vô nghĩa. Bịa ra mấy câu chuyện ấy là sở thích của mình J ví dụ như một con vịt siêu nhân làm bạn với một con lợn Batman đi đánh quái thú rồi thống trị loài người chẳng hạn. Hoặc hôm nay Bạch Tuyết đi chợ mua đồ (liệt kê hết danh từ chỉ đồ vật mà bạn đã học ra) nhưng quên mang tiền thế là bị ai đó (liệt kê hết danh từ chỉ người đã học) đánh cho gãy cánh. Mẹo là nên bắt đầu câu chuyện bằng tên riêng nào đó, bonus thêm hộp sữa cho trí tưởng tượng bay xa. Nghĩ đơn giản thế này thôi, bình thường sống phải quan tâm việc bị đánh giá, bị đánh thuế thế giờ có mỗi việc mình tự nói với mình thôi thì sao phải ngại, cứ tự tin khoe cá tính, mình là gì thì mình cứ là cái đó đi, không phải đậy lại làm gì. Vì chuyện đâu cần đúng đâu, chỉ cần đúng 1 câu trong tổng số 10 câu thôi là đủ hạnh phúc với bản thân rồi.

 

Tư vấn nghề nghiệp – Học quan hệ quốc tế ra làm nghề gì? (Kì 1)

Ở Việt Nam, học sinh gần như không có khái niệm định hướng nghề nghiệp. Trừ một số con người đẻ ra đã may mắn có một niềm đam mê, một khát khao trở thành 1 nhân vật nào đó, như bác sĩ, cô giáo, doanh nhân, thì phần đa số còn lại không biết mình Cuộc đời mình rồi sẽ đi về đâu?

Nhưng các bạn đừng lo =)) đó không phải là vấn đề cá biệt của mình sinh viên Việt Nam. Kể cả ở những nước tân tiến nhất, học một ngành – làm một nghề cũng là chuyện phổ biến giữa người người nhà nhà. Thí điển như ở Thụy Sĩ, một đất nước châu Âu phát triển là thế, mà người có bằng tiến sĩ công nghệ sinh học cuối cùng lại tìm thấy niềm vui trong việc quản lí tổ chức sự kiện cho sinh viên, hay một thạc sĩ chính trị quốc tế lại làm cho một ngân hàng tư nhân thương mại ( chính những người tổ chức chuyến học hè vừa rồi cho bọn mình đó), và shock hơn nữa là một bạn nữ xinh đẹp học thạc sĩ Medicine té ra lại có bằng cử nhân Luật Quốc tế.

….

Mình lại lảm nhảm quá dài. Nhưng mục đích của bài này là để chia sẻ với các bạn tốt nghiệp ngành Quan Hệ Quốc tế (QHQT) có những tiềm năng nghề nghiệp gì. Nhiều bài tư vấn cũng đã có nói rõ, nhưng từ trải nghiệm hiểu biết của bản thân mình thì có 3 ngạch cơ bản sau đây:

1/ Nhà ngoại giao (The Diplomat)

Đây là cái nghề cao quý nhất, oách xà lách nhất mà một sinh viên (SV) QHQT có thể đạt được. Tuy nhiên trở thành một Nhà Ngoại Giao quả thực không hề dễ dàng, đặc biệt là ở Việt Nam, vì cái lý do mà ai cũng biết là cái gì đấy.

Thế nhưng, cũng không phải là không thể. Bạn vẫn có thể trở thành nhà Ngoại Giao danh chính ngôn thuận đi lên từ thực lực của mình nếu như bạn thực sự có một đam mê cháy bỏng, được ấp ủ từ thưở bé thơ, dày công chuẩn bị bằng việc đắm mình không mêt mỏi vào những trang sử Việt Nam, thế giới, trang sử đảng cộng sản, tích cực rèn luyện đạo đức và thành tích học tập top trường, tham gia hoạt động đoàn đội từ cấp 1, học ngoại ngữ… Nếu bạn làm được những việc trên, nếu trở thành nhà ngoại giao thực sự là khát vọng cháy bỏng của bạn thì đừng sợ hãi. Hãy cố gắng chuẩn bị mình thật tốt, rồi thì giấc mơ sẽ trở thành hiện thưc.

Nói là mơ làm nhà ngoại giao từ khi mới đẻ thì hơi quá, nhưng nói chung thì bạn phải chuẩn bị dài dài. Nếu đến khi vào đại học rồi bạn mới có quyết tâm thì thật ra cũng chưa muộn. Bạn có thể lao đầu vào đọc sách lịch sử, tìm hiểu đảng, và tham gia hoạt động đoàn trường. Phải biết nhạy bén trong các mối quan hệ ở trường, vì phần đa những người có thể đi làm ở học viện Ngoại giao hay những người có khả năng đứng trên bục giảng giảng dạy cho bạn đều là những nhân tố “vô cùng tiềm năng”. Nỗ lực một cách thông minh khéo léo bạn sẽ tạo được các mối quan hệ. Và rồi sau khi đi học thạc sĩ, tiến sĩ thì có lẽ bạn sẽ  có cơ hội được trở thành nhà Ngoại Giao.

Nguyên tắc chuẩn bị kĩ lưỡng là nguyên tắc bất di bất dịch cho mọi ngành. Nhưng cái đặc trưng của ngành ngoại giao là phải thông thạo lịch sử, văn hóa, hệ thống nhà nước pháp luật, tích cực hoạt động đoàn đội. Một doanh nhân thành đạt không nhất thiết phải có những chuẩn bị trong các lĩnh vực trên.

Nói thật thì làm Ngoại Giao là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Vì những nhà Ngoại Giao đại diện cho bộ mặt quốc gia trên trường quốc tế, luôn trong tình trạng cân não trong các cuộc đàm phán, nên chỉ có những bộ não tinh túy nhất ( có thể chỉ 0.1% dân số, hoặc ít hơn) mới có thể đảm đương.

Vậy nếu không thể trở thành nhà Ngoại Giao, tốt nghiệp QHQT bạn còn có thể làm gì?

2/ Làm ở các đại sứ quán trong nước:

Trường hợp này cũng không hiếm. Chủ yếu là bạn thích thú và đam mê một quốc gia nào đó, tích cực tham gia các chương trình của họ để lấy quan hệ, rồi sau ra trường bạn khắc có việc làm thôi. ĐSQ Hoa Kỳ trả lương hậu hĩnh nhất. Nhưng các ĐSQ khác như Ấn độ, Israel, Nhật, Hàn cũng ổn. Thường thì làm ở các ĐSQ, bạn sẽ chịu trách nhiệm tuyên truyền, tổ chức các sự kiện văn hóa. Hoặc tuyên truyền kêu gọi thêm sinh viên đi học ở nước bạn đại diện, hoặc đảm đương truyền bá ngôn ngữ nước đó. Nói chung thì cũng rất là năng động và sang tạo.

3/ Nhà báo hoặc nhà nghiên cứu => Giáo viên

Thật ra học QHQT rất có lợi trong việc cung cấp kiến thức toàn diện và đầu óc phân tích cho bạn. Thêm nữa dân ngoại giao thường có khả năng ngoại ngữ và giao tiếp. Vì thế, học ngoại giao ra bạn có thể làm báo (như bạn mình nè, vì đam mê báo, truyền hình mà đã chuẩn bị làm thêm từ năm nhất; kết quả là chưa ra trường đã có việc làm ổn định rồi). Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với thế giới nên những kiến thức nền tảng của bạn về QHQT rất hữu ích trong phân tích, bình luận chính trị. Bạn có thể thấy phần lớn các bài bình chính trị trên báo nhà ta hiện nay là dịch lại từ báo quốc tế. Không những các bài dich của bạn sẽ hay hơn hẳn những người không có chuyên môn, mà nếu bạn học QHQT tốt, bạn cũng có thể tự viết những bài phân tích chứ không chỉ cop nhặt rồi dịch lại. Và đương nhiên những bài tự phân tích ấy sẽ có thù lao cao hơn hẳn.

Với kĩ năng phân tích bình luận chính trị, bạn cũng có thể học thêm lên thạc sĩ tiến sĩ để làm nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Bạn sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các bình luận sắc sảo cho các sự kiện nóng hổi như Trung Quốc cài tên lửa tầm sa ở biển Đông. Thu nhập cũng kha khá đó nha. Còn chưa kể đã là thạc sĩ tiến sĩ, bạn cũng có thể giảng dạy ở các trường đại học nữa. Ít ra bạn hơn sinh viên mới vào những 4,5 năm đèn sách cơ mà, chả nhẽ ko bịp được tụi nó? J)) Với cả sẽ có nhiều chuyến công du tham luận nghiên cứu quốc tế. Cũng oách xà lách không kém gì mấy nhà Ngoại Giao đâu.

4/ Làm ở các tổ chức quốc tế chính phủ hay phi chính phủ

Học QHQT, chắc chắn bạn sẽ học về các vấn đề toàn cầu như thương mại toàn cầu, thay đổi khí hậu toàn cầu, nạn đói, thất nghiệp toàn cầu, và tất cả những thứ toàn cầu khác như bất bình đẳng giới tính, nhân quyền, ô nhiễm môi trường. Thêm nữa bạn cũng sẽ học các lý thuyết và thực tiễn của các tổ chức xuyên quốc gia, vì vậy mà sẽ có bệ phóng vững vàng cho các các tổ chức như EU delegation, UNESCO, UNICEF,…Đặc biệt nếu bạn có kiến thức chuyên sâu về ASEAN hoặc EU thì cơ hội sẽ vô vàn nhiều. Xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp nên không đi đâu mà sơ thất nghiệp cả, miễn là bạn chuẩn bị cho mình kiến thức thật tốt, tốt hơn tất cả những người khác, về ít nhất một mặt nào đó. Làm trong các tổ chức quốc tế cũng sẽ đem lại cho bạn nhiều cơ hộ tham dự hội thảo khắp năm châu, đi du lịch miễn phí đấy.

5/ Làm trái ngành một chút ở các công ty đa quốc gia trong ban PR, đối ngoại.

Tốt nghiệp QHQT mà có ngoại ngữ tốt và hoạt động ngoại khóa tốt thì công ty nào cũng sẵn sàng nhận bạn hết. Chịu khó kiếm tìm và học hỏi thêm kinh nghiệm chút thôi. Đừng ngại bắt đầu từ những việc nhỏ bàn giấy. Từ từ rồi bạn sẽ đi lên.

Cái chính thì đã học, đã thi vào rồi, thì giờ phải tiếp tục và chuẩn bị các định hướng tiếp theo 😀 bạn chỉ thất nghiệp khi không nỗ lực cố gắng tìm tòi cơ hội cho bản thân, đắp dần đắp dần nên một cái CV tốt. Và cái quá trình xây đắp kinh nghiệm, làm đẹp CV ấy không phải đến khi tốt nghiệp mới bắt đầu, mà phải bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên ở đại học. Vui chơi nhưng đừng lãng phí thời gian chuẩn bị cho tương lai nhé. Kì sau sẽ bàn kĩ hơn các kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa nào sẽ có lợi cho CV của bạn.

 

 

 

Tại sao học quan hệ quốc tế? – Đi học là đi du lịch

Thú thực thì nhiều lúc cũng tự trách bản thân, tại sao ngày xưa không thi vào ngoại thương rồi học kinh tế nhỉ? Hồi ý cũng có giải quốc gia mà, lại là môn tiếng anh nữa, vào ngoại thương sẽ là một môi trường tuyệt vời để phát triển, ra trường cũng dễ kiếm việc làm. Những khoảnh khắc tự dày vò lương tâm ấy đau khổ chết đi được, rồi mẹ lại còn hay bồi thêm “Mẹ đã nói mà không nghe. Con mà nghe mẹ vào Ngoại Thương có phải h đã nhẹ nhàng đi Mĩ với các bạn rồi không.” Thật mệt mỏi quá đi!!!Nhưng rồi mình nhận ra, chỉ cần THÔI đừng nghĩ NẾU NHƯ, thì cuộc sống vẫn tràn đầy hi vọng, muôn màu muôn vẻ. Chỉ cần mình vẫn cố gắng tập trung cho tương lai, thì dù đường đi dài vẫn sẽ tới đích.

Lan man quá dài, nhưng tóm lại bài này mình muốn chia sẻ trải nghiệm của mình trong 8 ngày học hè ở Thụy Sĩ vừa đầu tháng 9, một cơ hội mà nếu không phải học quan hệ quốc tế có lẽ mình đã không thử nộp đơn đăng kí. Dù đây không phải lần đầu mình đến thăm Châu Âu, nhưng Thụy Sĩ quả thực là khác biệt – một thiên đường thực sự chốn trần gian!!!

14285100_10154034452997874_1952136089_o
Nhìn cũng giống vùng núi cao phương Bắc Việt Nam ấy nhỉ… Nhưng vẫn đậm chất châu âu

Thiên nhiên Thụy Sĩ tươi đẹp vô cùng. Cũng là non xanh nước biếc, nhưng không phải cái xanh cái biếc thường thấy ở châu Á (Việt Nam, Trung Quốc, hay Nhật Bản), mà là cái xanh cái biếc của châu Âu. Nếu ví non xanh nước biếc châu Á đẹp như thơ cổ, thì non xanh nước biếc của Châu Âu đẹp như từ cổ tích đi ra. Vốn là fan của phim hoạt hình về những nàng công chúa Disney, mình vẫn thường mơ mộng về những phong cảnh cánh rừng ửng hồng lên trong nắng, mặt nước hồ xanh thẳm lấp lánh, đôi chiếc thuyền trắng đung đưa. Và cái cảm giác khi giấc mơ trở thành hiện thực, khi được đặt chân đến mảnh đất thần tiên, hòa mình vào dòng nước xanh ngắt, quả là một thứ hạnh phúc ngọt ngào.

14359750_1300419159991748_2065071598_o

Thiên nhiên tươi đẹp là một nhẽ, nhưng quan trọng hơn, môi trường sống vô cùng trong lành. Ở Bắc Kinh thiên nhiên, di tích lịch sử cũng vô cùng đáng ngưỡng mộ. Nhưng cái ô nhiễm toàn khí độc đã hủy hoại tất cả. Cảm giác sống mà không ra sống trong cái môi trường ngột ngạt lúc nào cũng u ám đầy sương mù ô nhiễm, dù ở đây mình đã gặp nhiều người bạn tuyệt vời, có nhiều kỉ niệm đẹp với các anh chị trong cộng đồng người Việt Nam.

14285346_10154034424512874_2107738366_o
Các bạn có thấy cái màu nước xanh trong leo lẻo không?

Ở đây mình cũng phát hiện ra một điều thú vị, là người Thụy Sĩ ăn khỏe sống khỏe. Tất cả các bữa ăn của họ đều thanh đạm, gần như ăn chay.

14393856_1300419299991734_812950359_o

Trong 8 ngày mình ở đó thì chỉ được ăn thịt vào 3 bữa tối, còn lại toàn rau, ngũ cốc, sữa chua. Chế độ thể dục cũng đáng nể. Ai người ta cũng dậy từ 6h, chạy bộ đến 6 rưỡi, và đi bơi ở hồ đến 7h. Buổi chiều họ lại tiếp tục chạy bộ và tắm hồ. Còn sinh viên bọn mình thì còn thường xuyên chơi bóng bàn và bóng chuyền nữa. mà căn bản là môi trường sống trong lành, cảnh lại đẹp, ai mà ko thích ra ngoài hoạt động hưởng thụ?

14374799_1300419756658355_1966226153_o

Đến vơi Thụy Sĩ mình mới thấy rõ sự khác biệt. Mới hiểu thế nào là một cuộc sống đáng sống. Chỉ cần hít thở bầu không khí ở đấy thôi đã cảm giác như trẻ ra chục tuổi rồi. Có người phản biện là, thì tại mình được đi học ở vùng núi nghỉ dưỡng, xa đô thị, nên trong lành là phải. Nhưng cái thú vị nhất là vùng núi mà không phải núi. Có một sự kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên và cuộc sống hiện đại. Như ở Đà Nẵng mình vậy. Nhưng Đà Nẵng mình vẫn còn hơi ô nhiễm một chút.

Đồng thời cũng học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích. Ngay từ bài học đầu tiên, thầy đã dạy, “Đang còn trẻ thì phải dám nghĩ dám làm. Đừng gò bó mình quá. Cơ hội đến, thì dù không phải cái mục tiêu mình đặt ra, thì hãy cứ đón lấy. Hãy thả lỏng và đón nhận”

Lần đi Thụy Sĩ này mình không hề chủ đích, mà cũng không nghĩ là sẽ được chọn. Vì đề tài là  “Good Governance and its Application to Modern Technology Policies” tạm dịch là Nhà nước nên làm thếnào để phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại có lợi cho đất nước và nhân dân, sẽ thuận hơn cho những ai học Public Policy – Chinh sách công. Nhưng mình cứ đăng kí thử, và không ngờ lại được. Lớp học chỉ có 20 người (vì nó free mà) và mình thì là một trong 5 em trẻ nhất chưa tốt nghiệp đại học.

14249713_10154038727082874_3346726008640232589_o

Trong quá trình học, bên cạnh việc được học về luật điều hành nhà nước với giáo sư/ tiến sĩ Daniel Thürer (người đã từng làm việc cho các cơ quan của Luật Quốc Tế), học Đàm Phán với nhà Ngoại giao/ Chuyên gia đàm phán  Michael Ambühl (người từng làm cô vấn cho chính phủ Thụy Sĩ, và thực hiện đàm phán thành công vụ kiện giữa ngân hàng Thụy Sĩ cà Chính phủ Mĩ, và Thổ Nhĩ Kì với Armenia), thì mình cũng được tiếp xúc với những đề tài rất mới như Ngoại giao văn hóa và Khoa Học, chiến tranh Mạng (Cyber warfare), hay ngân hàng dữ liệu sức khỏe toàn cầu (với một nhà sinh vật học nghiên cứu ruồi!!!). Không chi các giáo sư, mà các sinh viên ở đây cũng vô cùng thông minh. Đây là môi trường tốt để nhận ra mình vô cùng nhỏ bé, để rồi sống lạc quan hơn và tiếp tục cố gắng. Mình dám chắc ở Việt Nam có rất nhiều cơ hội tương tự. Nếu các bạn có thể tham gia hoạt động ở Hà Nội hay TPHCM thì hãy tham gia nhiệt tình nhé.

student-plan

Thực sự thì học quan hệ quốc tế có rất  rất nhiều cơ hội để bay bổng MIỄN PHÍ đi các nước trên thế giới, chỉ cần bạn chịu khó để tâm tìm kiếm và dày công chuẩn bị. Chuẩn bị như thế nào thì bài sau sẽ rõ. Hãy nhớ Cơ hội chỉ đến với những người đã sẵn sàng.

Dưới đây là link website của chương trình, bạn nào có hứng thú thì có thể thường xuyên theo dõi nhé để tham gia các cơ hội khác nhé.

http://www.studyfoundation.ch/  

P/S: Đi học kiểu này còn có cơ hội té chơi những điểm khác nữa. Như mình thì được té chơi Milan 1 ngày nè.

Giá dầu & Biển Đông

Ga và Dầu – có phải chỉ để đốt? Sức mạnh của hydrocarbon trong địa chính trị quốc tế nói chung, và với tình hình chính trị Biển Đông nói riêng, là gì? Continue reading “Giá dầu & Biển Đông”

Việt Nam và Câu hỏi Hươu cao cổ (The giraffe question)

Câu hỏi Hươu cao cổ là một khái niệm thú vị trong lịch sử ngoại giao thế giới bắt nguôn từ Việt Nam ta. Đây là một khái niệm liên quan trực tiếp đến chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Và để hiểu được mối liên quan này, trước tiên, hãy cùng nhau tìm hiểu sự tích về câu hỏi “Hươu cao cổ”. Chuyện kể rằng:

Continue reading “Việt Nam và Câu hỏi Hươu cao cổ (The giraffe question)”

Bùng nổ chiến sự Nagorno-Karabakh (NK), có phải là một sự ngẫu nhiên? Logic nào cho Việt Nam?

Mọi người cùng đọc bài và cho ý kiến nhé! Đừng quên xem trailer phim ở đoạn cuối nha.

Continue reading “Bùng nổ chiến sự Nagorno-Karabakh (NK), có phải là một sự ngẫu nhiên? Logic nào cho Việt Nam?”

John Lennon – Political Activism

john-lennon

Outline

 

Short introduction of status and success of John Lennon

Body:

  1. General overview of his political activism

+ Early year in Beatles

+ Break up with Beatles – Revolution

+ Yoko Ono – Most active against war (Bed-in Peace, John Sinclair, Luck of Irish, Nutopia)

+Lennon vs US government – Wilson/ FBI investigation/ deportation

  1. Analysis of “Imagine” and “Give Peace a Chance”
  2. In the flow of political activism of popular music in US culture

Conclusion

Impact of his death and his political activism on his generation and other generations
Continue reading “John Lennon – Political Activism”