Kinh nghiệm thi APS ngành Quan hệ quốc tế

Mình thi APS ngành Quan hệ quốc tế ngày 11/11/2016. Sau 1 tuần mình đã nhận được kết quả Sehr Gut. Vì ngành học của mình ít người tham gia thi, ít bài chia sẻ có thể tìm được trên mạng nên trong quá trình mình chuẩn bị cho kì thi đôi lúc cũng thấy khá hoang mang. Do đó, sau khi thi xong mình viết bài blog này để các bạn thi sau có thêm thông tin, không chỉ với ngành Quan hệ quốc tế mà còn cả các ngành thuộc khoa học xã hội nói chung.

  • Quá trình ôn thi

Vì bản chất của kì thi APS là thẩm tra trình độ và ngoại ngữ của bạn chỉ trong vòng 20 phút (10 phút thi viết+ 10 phút phỏng vấn), cho nên mình xác định không cần đọc thuộc lòng toàn bộ kiến thức mà thay vào đó là hiểu các vấn đề cốt lõi của ngành học của mình.

Mình không dành quá nhiều thời gian để học thay vào đó chọn một vài quyển sách để vừa đọc thư giãn, vừa tưởng tượng liên tưởng lại những vấn đề đã được học ở trường đại học và note thêm 1 số lí giải  của riêng mình cho vài vấn đề nổi bật.

Tài liệu ôn thi chủ yếu của mình là 2 quyển:

Global Politics–  Andrew Heywood và International Relations: The Key Concepts– Steven C Roach, Mart Griffiths, Terry O’Callaghan. 

Lúc ôn thi mình cũng chuẩn bị theo những kinh nghiệm của các anh chị đi trước: chú ý môn điểm cao nhất hoặc thấp nhất, khóa luận, dự định học ở Đức….. Nhưng lúc mình đi thi thì mấy cái này không dùng được trong hoàn cảnh của mình. Do đó các bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần cho tốt vì thực tế giám khảo có thể hỏi bất cứ điều gì họ muốn chẳng liên quan gì đến bài thi viết hay bảng điểm của bạn.

  • Quá trình thi

Bài thi viết của mình vào đề như này “Mục đích của chuyên ngành đã học, nội dung chính và những gì thu nhận được sau khi hoàn thành chuyên ngành”. Đọc xong đề mình kiểu cười ngu luôn :)))) vì thấy xa quá xa, khác quá khác với những gì mình đọc từ kinh nghiệm của các anh chị đi trước. Chẳng biết viết hết nội dung 4 năm học trong vòng 10 phút như thế nào, cũng không rõ cho đề như này thì người chấm tính chấm điểm kiểu gì.

Trong khi cùng hôm ấy, bạn mình đi thi đề thi vào cho mấy cái tổ chức quốc tế, chọn 3 cái để viết + 1 câu so sánh IO vs NGO. Đề này thì đúng tháng 5 mới thi xong luôn. Thế nên nếu ôn thi các bạn cũng nên chú ý cả đề đã thi trước đó luôn. Vì đặc thù của các ngành xã hội là không ai viết giống ai đồng thời có dở hơi mới để giấy trắng :))))

Lúc thi viết mình xác định dù sao cũng chỉ có 10 phút viết toàn bộ nội dung 4 năm học không thể được nên chắt lọc cái tinh hoa để viết thôi. Mình dành hẳn 2 phút để viết nháp. Thay vì viết đầy đủ mình chú trọng vào viết sao logic, thuyết phục và trau chuốt từ ngữ cho văn phong nó bóng bẩy bắt mắt. Chú ý dùng liên từ, cách chuyển ý, chuyển đoạn, dùng mấy từ chuyên ngành, tránh lặp từ…. Viết về mục đích chuyên ngành thì bám vào bản chất khoa học xã hội tập trung vào con người và nhằm phục vụ cho con người. Viết về nội dung thì tập trung vào  3 cấp độ nghiên cứu trong quan hệ quốc tế đồng thời các nhóm môn hỗ trợ cho việc nghiên cứu liên ngành. Còn về những gì rút ra được, cái này hoàn toàn là ý kiến cá nhân thôi, mình viết về việc học QHQT giúp mình có thể áp dụng được các quy luật, cách hiểu về xu hướng, xu thế nói chung vào đời sống cá nhân đặc biệt trong việc phát triển bản thân và tìm kiếm cơ hội như thế nào.

Sau khi thi viết xong thì mình được dẫn vào phòng 2 anh đẹp trai để thi nói. Hai anh này thì chắc nhiều bạn review lại về vẻ đẹp trai rồi nên mình không bàn ở đây :))). Hai anh cũng hiền hòa dễ chịu lắm, không khiến thí sinh căng thẳng đâu. Còn hỏi han mình xem lạnh à, có muốn uống nước không =)))). Một anh hỏi, một anh chỉ ngồi nhìn chằm chằm vào mặt mình và ghi ghi chép chép kín cả tờ giấy.

Câu hỏi thi nói của mình chẳng liên quan gì đến bảng điểm và khóa luận tốt nghiệp luôn.

  1. Vì sao lại đi thi

Mình bảo là vì t định nộp hồ sơ xin học bổng EM mà trường chủ quản nó ở Đức nên nó bắt t phải có APS nên t đi thi thôi.

Mục tiêu của t sau này làm công việc nghiên cứu đặc biệt là về mảng lí thuyết và nghiên cứu Châu Âu nên t chọn ĐỨc. Vì t biết  Đức rất mạnh về mảng này.

(sau đó chém đến việc mình thích nghiên cứu về Châu Âu như thế nào), Lúc ở trường mỗi khi có cơ hội làm research papers t đều chọn các vấn đề của châu Âu thậm chí cả khóa luận của t cũng về vấn đề này. Mình liệt kê một loạt tên đề tài ra. Đến đoạn Russia’s annexation of Crimea thì do bất đồng ngôn ngữ với từ Crimea, mình đọc là /krī-mē′ə/, mấy ông ấy đọc là Crưm nên phải viết ra giấy.

2. Bình thường nghiên cứu ở trường m đọc tài liệu bằng tiếng gì?

Tài liệu bằng tiếng Việt ở VN có nội dung hạn chế với một số lượng không nhỏ đều được dịch bằng từ tiếng Anh sang  nên t thường đọc bằng tiếng Anh. Ngành của t các môn chuyên ngành trong lúc học giáo viên đều yêu cầu đọc tài liệu tiếng Anh thậm chí có môn này môn kia học bằng tiếng Anh nữa. Đặc biệt do t rất say mê với chuyên ngành của t nên t thường tự tìm thêm để đọc, ví dụ 10 quyển sinh viên Quan hệ quốc tế cần đọc của Waltz  là t đọc hết rồi từ hổi năm 2.

3. Thường đọc tài liệu ở đâu?

Nguồn đầu tiên t tìm là từ thư viện trường, trên đó có báo chí, sách chuyên khảo, chuyên ngành… Nhưng thư viện trường t bé lắm nên t thường tìm sách ở cả Viện nghiên cứu Châu Âu nữa. Sau đó về nhà t tìm thêm tài liệu trên mạng, thường là từ google scholar. Cái nào nó cho t xem free thì xem không thì t bỏ tiền ra để mua về. Trang t yêu thích nhất là research gate, thường ở đó t tìm được tất cả mọi thứ luôn.

4. Kể tên báo, tạp chí mà m thường đọc khi làm nghiên cứu

Mình kể tên mấy trang như Foreign Affairs là nổi tiếng nhất. Nếu động đến vấn đề gì về Mỹ thì lên CNN, MSNBC, Foreign Policy…. cố gắng tìm đầy đủ góc nhìn từ 2 bên cộng hòa vs dân chủ. Với Đức thì chủ yếu đọc từ der spiegel.

5. Lúc trước m bảo m nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến châu Âu, như Nga với Crimea này, m bảo m đọc tài liệu từ các này cái kia. Nhưng nghiên cứu thì cần phải biết xem mục đích nghiên cứu là gì… bla bla (đoạn đặt câu hỏi này mình cảm giác như ông ý cố tính nói lung tung thế để đánh lạc hướng ý vì tự dưng nói nhiều với cả tông giọng lại hạ xuống để mình nghe không rõ). Thế câu hỏi nghiên cứu là gì?

Mỗi vấn đề t có một câu hỏi nghiên cứu khác nhau. Đi vào cụ thể như Nga vs Crimea ấy, câu hỏi của t là vụ ấy tác động đến kiến trúc an ninh khu vực châu Âu như thế nào. T hỏi How rồi xác định cả bài của t là miêu tả kiến trúc trước và sau vụ đó để tìm sự khác biệt.

Nói xong thì ông ấy gật gù rồi bảo thôi thế đủ rồi. M còn có câu hỏi gì nữa không?

Mình bảo m hỏi ít thế, hỏi thêm t mấy câu nữa đi.

Ông ấy hỏi thế m sang Đức định học ở chỗ nào, mình bảo ở Leipzig. Rồi ông ấy lại gật gù và bảo thôi xong rồi, cảm ơn các kiểu và tiễn ra.

Hành trình đi thi đến đó là kết thúc. Thi xong cảm giác rất là khó tả :)) chả biết đúng sai như nào, đành nhờ vào giám khảo vậy. Sau 1 tuần thì đến hôm 18/11 mình nhận được kết quả.

Chúc các bạn đi thi sau cũng may mắn như mình nhé 🙂