Nga sáp nhập Crimea tác động tới kiến trúc an ninh Châu Âu

Tháng 3 năm 2014, bán đảo Crimea vốn được quốc tế công nhận là lãnh thổ của Ukranie sáp nhập vào Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý ngày 16 tháng 3 với gần 97% cử tri Crimea đã bỏ phiếu ủng hộ. Sự kiện này đã bị lên án bởi nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là phương Tây, việc Nga sáp nhập lãnh thổ Ukraine, vi phạm Bản ghi nhớ Budapest năm 1994  về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, có chữ ký của Nga. Việc sáp nhập Crimea đã khiến phương Tây loại Nga ra khỏi G8 và áp dụng những biện pháp cấm vận toàn diện đầu tiên đối với Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Cuộc khủng hoảng Crimea và việc Nga sáp nhập Crimea được xem là cuộc khủng hoảng lớn nhất giữa Nga và phương Tây từ sau Chiến tranh Lạnh. Sự kiện Nga sáp nhập Crimea đã và đang được đặt dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu ở tất cả các cấp độ phân tích. Ở cấp độ cá nhân, tham vọng và động lực của Putin được xem xét, ở cấp độ quốc gia “hội chứng hậu đế quốc” của chính sách đối ngoại của Nga đã được nghiên cứu. Ở cấp hệ thống các cuộc tranh luận giữa các học giả và các chuyên gia quan hệ quốc tế đã nhắc tới một trật tự thế giới mới hay sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới trong quan hệ quốc tế. Trong các cuộc tranh luận đó đã có ý kiến cho rằng sau cuộc khủng hoảng Crimea “thế giới sẽ không bao giờ giống như trước” và chúng ta đang chứng kiến ​​”sự khởi đầu của thế giới mới”, hay thậm chí còn bi quan hơn, chiến tranh Lạnh đang quay trở lại Châu Âu.
Continue reading “Nga sáp nhập Crimea tác động tới kiến trúc an ninh Châu Âu”